Không nên uống mật ong khi nào? Những thời điểm đại kỵ nên tránh

Không nên uống mật ong khi nào? Những thời điểm đại kỵ nên tránh

Tuy mật ong luôn được biết đến như một thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng cũng như không phải lúc nào uống mật ong cũng tốt. Vậy, chúng ta không nên uống mật ong khi nào và những thời điểm đại kỵ nào nên tránh sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang xem bài viết trên trang MẬT ONG RỪNG VIVUBEE – Nơi bán mật ong rừng uy tín tại TPHCM

1. Không nên uống mật ong ngay khi mới thức dậy

Mặc dù mật ong chứa nhiều dưỡng chất nhưng việc uống mật ong ngay sau khi thức dậy có thể gây ra cảm giác buồn nôn. Do lượng đường trong mật ong kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit, gây kích ứng và khó chịu. 

Ngoài ra, uống mật ong vào lúc bụng rỗng cũng khiến thận phải hoạt động ngay lập tức, ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất của cơ thể.

Vậy nên, khi vừa mới thức dậy bạn nên uống một cốc nước ấm trước, sau 10 – 15 phút mới uống mật ong. Như vậy sẽ giúp cơ thể thải độc, giảm axit dạ dày và tăng lượng nước tiểu bài tiết qua thận, giúp cơ thể hấp thu tốt hơn dưỡng chất từ mật ong.

2. Không uống lúc bụng đói

Ngoài thời điểm vừa mới thức dậy, chúng ta còn không nên uống mật ong khi nào? Đó là khi bụng đang đói. Nhiều người có thói quen uống mật ong vào buổi sáng khi bụng đói với mong muốn cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là thói quen không tốt và có thể gây hại cho cơ thể.

Không nên uống mật ong khi nào
Uống mật ong khi đói bụng sẽ gây ra cảm giác khó chịu, đầy hơi và đau dạ dày

Uống mật ong khi bụng đói, lượng đường chứa trong mật ong được hấp thu trực tiếp vào máu, dẫn đến tăng đường huyết đột ngột. Điều này không tốt cho những người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hơn nữa, uống mật ong khi bụng đói làm tăng axit trong dạ dày, gây ra đầy hơi, ợ nóng, và đau dạ dày. Tốt nhất bạn nên uống mật ong sau khi ăn khoảng 30 phút.  

3. Không uống khi bị tiểu đường

Bên cạnh những thời điểm không nên bạn cũng cần quan tâm đến đối tượng nên tránh mật ong để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đó, người bệnh tiểu đường không nên sử dụng mật ong.

Do thành phần chính của mật ong là đường, loại đường Fructose có khả năng hấp thụ trực tiếp vào máu, dẫn đến gia tăng chỉ số đường huyết. Còn lại là Sucrose và Dextrin, tuy không được hấp thu trực tiếp nhưng lại nhanh chóng đi thẳng vào ruột mà không cần tiêu hóa. Đó là nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu ảnh hưởng tiêu cực đến việc kiểm soát bệnh lý.

4. Khi trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên uống mật ong

Trẻ em dưới 1 tuổi không nên uống mật ong khi nào? Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa và đường ruột chưa đủ khả năng tạo ra axit dạ dày để tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong đường ruột. Một số loại mật ong không đảm bảo chất lượng có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum. Khi vào cơ thể trẻ, vi khuẩn này sẽ sản sinh ra độc tố tấn công hệ thần kinh, gây ra tình trạng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Vì vậy, theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), tuyệt đối không nên cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi ăn mật ong dù ở bất kỳ dạng nào.

Không nên uống mật ong khi nào
Đường ruột của trẻ em chưa hoàn thiện nên uống mật ong sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

5. Không uống sau khi phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, khả năng tiêu hóa cũng như hấp thu chất dinh dưỡng của cơ bị suy giảm. Sử dụng mật ong vào thời điểm này có thể dẫn đến việc khó tiêu hóa, đầy hơi và buồn nôn, thậm chí nhiễm trùng Botulism. 

Đối với những người vừa trải qua phẫu thuật, có hệ miễn dịch yếu. Uống mật ong sau phẫu thuật có thể khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng và lâu hồi phục. Bạn nên kiêng khem mật ong cho đến khi cơ thể hoàn toàn hồi phục sau phẫu thuật.

6. Không uống mật ong khi đang dùng thuốc

Mật ong có thể làm giảm tác dụng của thuốc cảm và thuốc hạ sốt. Vì trong các loại thuốc cảm thường chứa acetaminophen, khi kết hợp với mật ong sẽ tạo ra một hợp chất ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Ngoài ra, các loại siro trị ho có chứa mật ong cũng nên hạn chế sử dụng cùng thuốc cảm vì lý do tương tự. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng mật ong cùng với các loại thuốc này.

Không uống mật ong khi nào
Mật ong làm giảm hiệu quả hoặc thay đổi cách thức hoạt động của một số loại thuốc

7. Không uống khi cao huyết áp

Cao huyết áp là khi tình trạng áp lực máu tác động lên thành mạch cao hơn mức bình thường. Đối với người đã mắc cao huyết áp, việc tiêu thụ mật ong càng tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến các biến chứng tim mạch, suy thận, thậm chí đột quỵ.

Không nên uống mật ong khi nào đối với người bị cao huyết áp? Người cao huyết áp nên hạn chế sử dụng mật ong để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể thay thế bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau củ, cá, thịt gia cầm,…

8. Một số trường hợp khác không nên dùng

Ngoài những thời điểm và đối tượng nhất định nên tránh, mật ong cũng không nên dùng đối với một số trường hợp sau đây: 

  • Người thừa cân, béo phì: Do chứa nhiều đường tự nhiên nên sử dụng mật ong có thể dẫn đến tăng cân nếu bạn đang trong chế độ giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng.
  • Người bị xơ gan: Mật ong có thể làm tăng lượng đường trong máu gây hại cho người bị xơ gan.
  • Người bị dị ứng với mật ong: Một số người bị dị ứng với mật ong khi dùng sẽ gây ra các triệu chứng như nổi mẩn ngứa, sưng tấy, khó thở, thậm chí là sốc phản vệ.  
  • Phụ nữ mang thai: Mật ong chưa tiệt trùng có nguy cơ gây ra ngộ độc ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe cho mẹ và bé.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa: Mật ong làm tăng nhu động ruột từ đó có thể gây tiêu chảy ở những người rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích.

Bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời về việc không nên uống mật ong khi nào cũng như đối tượng và thời điểm đại kỵ mà bạn không nên uống mật ong. Hy vọng với những thông tin hữu ích sẽ giúp bạn trong việc đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0394463139