Mật ong kết tinh được nhắc đến rất nhiều kèm theo sự hoang mang lo sợ không biết hiện tượng này có phải mật giả hay không. Theo dõi bài viết này để tìm hiểu rõ mật ong rừng có đóng đường không? Mật kết tinh là gì? Những nguyên nhân gây ra hiện tượng này và cách khắc phục ra sao nhé.
Nội dung bài viết
Hiểu rõ mật ong kết tinh là gì?
Mật ong kết tinh là hiện tượng mật ong chuyển từ dạng lỏng sang dạng rắn. Mật sẽ xuất hiện các hạt nhỏ li ti màu trắng rồi chuyển dần sang hạt lớn hơn và cuối cùng là đóng thành cục ở thể rắn. Mật ong bị đóng đường thường sẽ xuất hiện tại miệng chai, phần đáy hoặc toàn bộ. Bên cạnh đó, hiện tượng đóng đường cũng sẽ tùy vào loại hoa mà ong lấy mật.
Mật ong rừng có đóng đường không?
Mật ong rừng để lâu ngày cũng sẽ xảy ra hiện tượng này. Phần đóng đường của mật ong rừng thường sẽ mịn và mềm dẻo. Khi ngâm với nước ấm, mật sẽ trở về trạng thái bình thường nhanh chóng.
Tuy nhiên với những loại mật ong giả, mật pha thì hiện tượng này hầu như không hoặc khó xảy ra. Do hàm lượng nước trong mật pha rất cao. Nếu trường hợp mật được pha chế kỹ lưỡng, nấu đậm đặc thì cũng sẽ xuất hiện kết tinh. Tuy nhiên, phần kết tinh rất cứng, đóng cục và rất khó tan ra khi ngâm nước ấm.
Do vậy, mật ong rừng vẫn sẽ bị đóng đường và đầy là hiện tượng hết sức bình thường nhé. Mọi người không cần phải hoang mang lo sợ mật giả hay gì đâu nha. Còn nguyên nhân tại sao thì xem ngay phần bên dưới đây.
Tại sao mật ong bị kết tinh, đóng đường?
Nguyên nhân lớn nhất gây ra hiện tượng mật ong đóng đường là do nhiệt độ. Mật ong ở trong môi trường nhiệt độ từ 6 đến 20 độ C rất dễ bị kết tinh đóng đường. Lý do là trong thành phần của mật ong chủ yếu là đường glucozo và Fructozo. Khi ở nhiệt độ lý tưởng trên, hàm lượng đường glucose sẽ bị tách nước tạo thành các hạt tinh thể. Do vậy, hiện tượng kết tinh xuất hiện. Bên cạnh đó, với mật ong bị có lẫn phấn hoa và sáp ong cũng sẽ khiến mật sẽ bị đóng đường hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc kết tinh mật ong
- Nhiệt độ lý tưởng 14 – 20 độ C: Bảo quản mật ở nhiệt độ này sẽ gây ra hiện tượng bị đóng đường ở mật ong.
- Hàm lượng nước có trong mật: với hàm lượng nước càng ít thì mật càng dễ bị đóng đường hơn. Loại mật loãng hơn sẽ ít xảy ra hiện tượng này. Tuy nhiên, với những loại mật đặc sánh thì chất lượng sẽ tốt hơn rất nhiều.
- Lượng Glucose trong mật cao hay thấp cũng quyết định khả năng bị đóng đường của mật ong. Với lượng glucose càng cao thì khả năng đóng đường càng nhiều và ngược lại.
- Chai lọ đựng: Nếu chai lọ vệ sinh không sạch thì cũng sẽ gây ra hiện tượng này.
- Lượng phấn hoa có trong mật: Trong các loại mật ong rừng tự nhiên nguyên chất có lẫn nhiều phấn hoa li ti. Đây cũng chính là yếu tố gây ra hiện tượng kết dính dẫn đến mật ong rừng bị đóng đường nhiều hơn mật ong nuôi đã qua xử lý.
Mật ong bị đóng đường phải làm sao?
Cách xử lý mật ong bị kết tinh đúng và tốt nhất chính là ngâm chai mật vào nước nóng từ 45 – 50 độ C để các tinh thể dễ dàng tan ra và trở lại trạng thái ban đầu. Lưu ý, không nên đem mật đun lên vì có thể làm các dưỡng chất trọng mật bị biến đổi hoặc phá hủy các liên kết dẫn đến chất lượng giảm sút.
Bạn có thể sử dụng mật ong kết tinh mà không lo sợ gây ảnh hưởng sức khỏe vì đây là hiện tượng khá bình thường. Để dễ dàng sử dụng mật kết tinh, hãy đựng mật trong hủ, chai có miệng rộng dễ lấy.
Bên cạnh đó, nếu không muốn mật bị kết tinh, có thể bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 10 độ C. Ở nhiệt độ thấp, mật sẽ không bị kết tinh và dưỡng chất cũng không bị mất đi. Để mật được tốt nhất bạn nên tìm hiểu thêm bài viết cách bảo quản mật ong của Vivubee nhé.
Giải đáp thắc mắc liên quan đến mật ong bị kết tinh
VIVUBEE đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ mọi người qua Fanpage liên quan đến hiện tưởng mật ong bị đóng đường. Vì vậy, bài viết này, mình đã tập hợp và giải đáp tất cả những câu hỏi này nhé.
Mật ong bị đóng đường là thật hay giả?
Mật ong bị đóng đường là thật hay giả là câu hỏi cho thấy nhiều người rất hoang mang về hiện tượng này. Tuy nhiên, mật ong kết tinh là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên xảy ra khi mật được bảo quản trong môi trường có nhiệt độ thích hợp. Do vậy mật ong bị đóng đường hay không, không phải là cách thử mật ong thật giả đâu nhé.
Mật ong kết tinh có tốt không?
Như đã phân tích và chỉ rõ những nguyên nhân đóng đường cho thấy. Đa phần loại mật bị kết tinh thường sẽ chứa ít hàm lượng nước hơn và nhiều glucose. Điều này giúp xác định được đây là loại mật chất lượng. Độ sánh của mật cũng đậm đặc hơn rất nhiều.
Vậy nên mật kết tinh không phải là hiện tượng xấu hay gây hại đến sức khỏe. Ngược lại, điều này khẳng định mật có chất lượng tốt hơn rất nhiều so với những loại ít bị kết tinh đấy nhé.
Mật ong bị đóng đường có sử dụng được không?
Có thể bạn chưa biết, mật kết tinh khác được các nước phương tây ưa chuộng. Bởi họ tin rằng, đây là loại mật hoàn toàn tự nhiên và có chất lượng rất cao. Có nhiều sản phẩm được ra đời từ công thức kết tinh của mật như mật ong kem – creamy honey. Vì vậy, mật ong bị kết tinh hoàn toàn có thể sử dụng bình thường nhé.
Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được rõ ràng về mật ong kết tinh rồi nhé. Mong rằng những thông tin này giúp bạn khám phá thêm nhiều điều từ mật ong. Từ nay sẽ không còn cảm thấy nghi ngờ hay hoang mang khi hủ mật nhà mình bị kết tinh nữa nhé. Liên hệ ngay Vivubee.com để mua được loại mật ong chất lượng tốt nhất, nguyên chất và hoàn toàn tự nhiên. Vivubee cam kết đem đến loại mật tốt nhất cho sức khỏe của mọi người.
>>> Có thể bạn quan tâm: